đồng phục công sở

Những điểm khác biệt về đồng phục công sở Á – Âu

[Bạn có biết?] Đồng phục công sở chỉ được sử dụng phổ biến tại châu Á còn các nước châu Âu khái niệm này vô cùng lạ lẫm?.

Nếu như tại các quốc gia châu Á, đồng phục nói chung và cách riêng với đồng phục công sở mang yếu tố văn hóa, thương hiệu. Tại châu Âu, đồng phục đồng nghĩa với sự bó buộc, gò bó và khiến quyền con người bị xâm phạm.

Ý nghĩa từ bộ đồng phục công sở

Từ xưa đến nay, đồng phục công sở luôn được đánh giá cao trong vai trò “bộ mặt” đại diện hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu trên thương trường. Song song đó còn thể hiện nét văn hóa, tinh thần doanh nghiệp, sự đồng bộ gắn kết giữa tập thể nhân viên hướng đến đội ngũ vững mạnh. 

Hiệu ứng từ đồng phục đối với doanh nghiệp chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, còn đối với nhân viên không chỉ dừng lại với ý nghĩa biểu tượng. Đồng phục công sở mang ẩn ý sâu sắc tạo nên sự công bằng, bình đẳng đối với nhân viên. Một tập thể không phân biệt độ tuổi, giới tính, cấp bậc, vùng miền,… sẽ chỉ tập trung cùng nhau hướng đến một mục đích duy nhất, phấn đấu cho sự phát triển doanh nghiệp. Hơn thế, những bộ đồng phục còn giúp tối giản thời gian, chi phí trong trang phục của người lao động. Đồng thời, hoàn toàn giải quyết triệt để “nỗi khổ” cho những câu hỏi “…mặc gì đi làm?...” của nhân viên.

Bên cạnh đó, đồng phục được thiết kế theo tính chất đặc thù của từng môi trường công việc nên sẽ tạo sự thoải mái, tự tin giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực và mang lại hiệu suất cao. Tính đa nhiệm từ những bộ đồng phục công sở đã được nhiều doanh nghiệp, thương hiệu công nhận và trở thành một trong những “điều kiện” cần cho sự phát triển bền vững.

Tại sao các nước phương Tây không “chuộng” đồng phục?

Lịch sử chỉ ra rằng, khái niệm đồng phục đầu tiên xuất hiện trên thế giới bắt nguồn từ các quốc gia tây Âu. Theo thời gian, sự phát triển của văn minh loài người đề cao sự tự do khiến đồng phục không được ủng hộ và ít phổ biến. Nhân quyền và tự do tại các quốc gia phương Tây luôn luôn đứng đầu thế giới. Hệ thống luật pháp tại các quốc gia này đặt con người lên hàng đầu, chính vì thế  không thể ép buộc làm theo việc người ta không thích vì vi phạm quyền tự do, quyền con người.

Để nói sâu hơn về vấn đề đồng phục không được phổ biến trong công sở châu Âu, chúng ta quay trở lại môi trường học đường. Tại đây, các em học sinh cũng không bắt buộc đồng phục như châu Á. Mặc dù đồng phục được khởi nguồn từ các nước châu Âu, nhưng sau này quan điểm của các nhà lãnh đạo thay đổi với suy nghĩa không mặc đồng phục sẽ giúp các em học sinh tự do sáng tạo, thể hiện bản thân tốt hơn và phát triển toàn diện.

Tại châu Âu, các doanh nghiệp hướng đến tạo điều kiện tối đa để nhân viên phát triển. Phong cách lãnh đạo của những người đứng đầu hoàn toàn khác với các quốc gia châu Á. Họ cho rằng quá trình không quan trọng, kết quả mới là cốt lõi. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp ở châu Âu không quy định trang phục đối với nhân viên. Ngoài ra, nếu có doanh nghiệp đề cập đến vấn đề ăn mặc sẽ chỉ dừng lại ở mức lựa chọn thời trang lịch sự.

Đồng phục công sở vẫn là “chân lý” tại châu Á

 

 

Theo quan điểm lãnh đạo của những người đứng đầu doanh nghiệp châu Á, quá trình quan trọng như kết quả. Chính vì vậy, hệ thống quy định tại các thương hiệu này khá chặt chẽ và quy củ từ vấn đề chuyên môn cho đến hình thức. “Chúng tôi chấp nhận giảm bớt sự sáng tạo nhưng dự trù được rủi ro trong ngưỡng kế hoạch và như thế sẽ hạn chế tối đa thiệt hại” – chia sẻ quan điểm của một lãnh đạo.

Tại các nước châu Á nói chung và riêng Việt Nam, khi nhắc đến một doanh nghiệp có đồng phục người ta sẽ mặc định thương hiệu từ tầm trung đến lớn. Yếu tố đồng phục vượt trên cả văn hóa, biểu tượng để trở thành thước đo sự thành công của thương hiệu. Và tùy theo mỗi châu lục, quốc gia các doanh nghiệp sẽ có những nét văn hóa riêng với mặt ưu – nhược điểm khác nhau. “Nhập gia tùy tục” - điều quan trọng chúng ta phải thuận theo môi trường, văn hóa từng quốc gia, khu vực để xây dựng và phát triển doanh nghiệp phù hợp với thực tế.

Đăng ký nhận tin
Đăng ký email để không bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi hot nhất từ website