Thời trang bền vững góp phần “giải nhiệt” môi trường thế giới?

Từng mang danh “tội đồ” gây ô nhiễm môi trường nhất nhì thế giới, ngành thời trang đang tìm cách khắc phục hậu quả với những tàn dư để lại. Xu hướng thời trang bền vững được xem là động thái thiết thực “giải nhiệt” sức nóng trái đất.

Không phải tự nhiên người ta “gán” cho thời trang là ngành gây ô nhiễm hàng đầu thế giới. Những số liệu thống kê cho thấy ảnh hưởng của ngành thời trang không chỉ gây tác hại đến không khí, còn ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất... Hai trong số những yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường từ lĩnh vực này chính là nguồn chất liệu và việc sản xuất dư thừa.

Trở lại những năm 1960 của thế kỷ trước, ngành thời trang thế giới đón nhận làn sóng lớn từ thị trường. Giai đoạn này, Mỹ tiên phong với cuộc chạy đua thời trang của giới trẻ, nhờ nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Thống kê cho thấy, nhu cầu mua quần áo của người dân xứ “cờ hoa” tăng lên gấp 3 lần. Từ đây, cuộc chạy đua của các nhà thiết kế cho ra đời hàng loạt xu hướng thời trang. Các nhà sản xuất cũng theo đó đón đầu xu thế, nguồn cung về lâu dài vượt trội so với nhu cầu. Sản xuất dư thừa, trong khi trào lưu manh mún và thay đổi liên tục, khối lượng thời trang tồn kho ngày một nhiều.

Đến năm 1990, thế giới bị thống trị bởi ngành thời trang nhanh, một xu hướng giúp các nhà sản xuất tăng lợi nhuận đáng kể. Xu hướng này đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục các mẫu thiết kế mới của người dùng lúc bấy giờ. Thời trang nhanh thường được sản xuất với số lượng lớn, chất liệu rẻ, giá thành thấp được người dùng ưa chuộng. Đây chính là giai đoạn gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường, với khối lượng chất thải khổng lồ tác động trực tiếp đến hiệu ứng nhà kính.

Theo số liệu thống kê của các tổ chức thế giới cho thấy, hầu hết chất thải từ các nhà máy dệt đều chứa chất hóa học độc hại (chì, thủy ngân, thạch tín) và thường đổ thẳng ra sông, biển gây ô nhiễm nặng. Cụ thể, trong 1 năm một nhà máy sản xuất da tại Bangladesh có thể thải ra biển hơn 20.000 chất độc hại. Và để làm sạch nguyên liệu vải trước khi sản xuất, tổ chức môi trường đã ước tính cần đến 200 tấn nước sạch/1 tấn vải. Hậu quả không chỉ giết chết và phá hủy môi trường nước, nguy cơ thiếu nước sạch trên toàn cầu ngày một gia tăng.

Năm 2014, Mỹ thống kê được hơn 10 triệu tấn quần áo phế thải tại các bãi rác của quốc gia này. Đáng chú ý, những phế thải thời trang này chưa có dấu hiệu phân hủy với vô số các chất liệu. Tuy nhiên, chất liệu chủ yếu trong ngành thời trang nhanh chiếm đến 72% sợi tổng hợp (polyester, nylon) và 40% cotton (sợi bông) trong tất cả các loại quần áo. Chất liệu cotton là loại tiêu thụ nhiều nước, trong khi sợi polymer tổng hợp được con người chế tạo, đặc biệt sản xuất nylon gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần so với CO2.

Sau hàng loạt những tác động ảnh hưởng từ thời trang đến môi trường, đặc biệt là nguồn tài nguyên trên bờ vực cạn kiệt, thế giới bắt đầu bừng tỉnh. Người dùng được nâng tầm nhận thức, thấy rõ hơn về tác hại từ những chất liệu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe,... Chính lúc này xu hướng thay đổi khiến các nhà sản xuất thời trang nhanh bị lên án, buộc phải tự đào thải và tìm kiếm hướng đi mới. Chiến dịch “Thời trang chậm” như một con tàu mở toang cánh cửa mới của những nguồn chất liệu thiên nhiên. Hàng loạt lời kêu gọi thời trang vì sức khỏe, vì khí hậu,... giúp thay đổi mạnh mẽ nhận thức người dùng. Khái niệm chất liệu xanh hay sợi vải bền vững môi trường bắt đầu manh nha và được các nhà sản xuất hưởng ứng, mặc dù gây nhiều khó khăn, tốn kém so với nguồn chất liệu cũ.

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng thời trang bền vững trở thành “kim chỉ nam” trong ngành may mặc. Thời trang bền vững - Sustainable Fashion hay Eco Fashion, cụm từ này không có bất kỳ một

khái niệm nhất định. Có thể hiểu đơn giản, một hành trình ko có đích cố định. Trong đó, các doanh nghiệp, thương hiệu thời trang phải luôn học hỏi, liên tục thay đổi giúp giảm thiểu ảnh hưởng của ngành đến môi trường. Vậy các thương hiệu sẽ thay đổi từ chất liệu? Chưa đủ?

Đối với thời trang bền vững, không chỉ dừng lại ở chất liệu xanh – thân thiện môi trường; Còn có sự thay đổi trong quy trình sản xuất (giảm sử dụng nước, sản xuất theo đơn đặt hàng,...); Quy trình phân phối được tối giản hết mức trong việc vận chuyển (giảm số lần giao), sử dụng bao bì đóng gói dễ phân hủy, dễ tái chế,..; Hạn chế sử dụng giấy trong quá trình quảng bá sản phẩm, đưa những sản phẩm tái chế vào quảng cáo,..; Cuối cùng, một sản phẩm bền vững sẽ có vòng đời sử dụng lâu nhất, sự dung hòa thời tiết và đa dạng công năng.

Hiện nay, tại Faslink cốt lõi “Thời trang bền vững” được ban lãnh đạo phổ biến và thấm nhuần trong mỗi nhân viên, mỗi công nhân. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong đưa ra các giải pháp về nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái chế như vải sợi sen, vải sợi cafe, vải sợi tái chế từ chai nhựa, lưới đánh cá,... mang lại những giá trị bền vững vào thị trường Việt Nam.

Chất liệu bền vững – Thời trang bền vững – Con người vững bền, Faslink tin rằng với sự thay đổi tích cực từ lĩnh vực thời trang nói riêng và tất cả ngành nghề trên toàn thế giới sẽ góp phần xây dựng môi trường sống xanh hơn, chất lượng tốt hơn và con người đáng sống hơn.

Đăng ký nhận tin
Đăng ký email để không bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi hot nhất từ website